mKetNoi.net- Mobile Entertainment Center- Chat, GameMobile, Ung Dung, Nhac Chuong, Hinh Nen, Video, Doc Truyen, Tien Ich, Thu Thuat, WapMaster- Tat Ca Deu MIEN PHI
Những mẩu truyện hay của Phật giáo - Chia Sẻ Phật Học
Phật học
Tể Tướng Đại Điển Tôn
Với đức độ tài ba và lòng trung hậu chân chánh, chẳng bao lâu tể tướng Đại-Điển-Tôn dang vang khắp thiên hạ. Do đó, nên các vua của bảy nước lân bang đều triệu thỉnh ông làm cố vấn chỉ đạo việc nước cho họ. Bảy nhà đại cư sĩ cũng nhờ ông giúp ý kiến để xử lý việc nhà của họ. Bảy trăm kẻ phạm-Chí cũng nhờ Đại-Điển-Tôn hướng dẫn họ đọc tụng kinh điển. Họ nghĩ ông là thần minh của trời Phạm-Thiên sai xuống thế gian, nên họ hết lòng kính nể. Chẳng bao lâu sau đó, tể tướng Đại-Điển-Tôn phát tâm chuyên tu suốt ba tháng hạ để thân tâm thanh tịnh, hầu mong được trời Phạm-Thiên giáng lâm dạy đạo. Đã ba tháng trôi qua mà không thấy trời Phạm-Thiên đâu cả! Tể tưởng Đại-Điển-Tôn quyết tâm từ bỏ tất cả chức tước triều đình, đi ra ngoài cửa thành phía Đông, tìm đến một gốc cây trong một túp lều tranh đem hết lòng thành chuyên tu Tứ-vô-lượng-tâm: Từ-Bi-Hỷ-Xả. Trải qua một thời gian tu luyện chuyên tâm thiền quán, bỗng nhiên vào một đêm nọ có ánh sáng rạng ngời từ trên trời cao chiếu xuống, liền khi đó có một Đồng-tử hiện ra trước mặt bảo rằng: "Nhà ngươi có muốn hỏi điều chi thì cứ tự nhiên".
- Đại-Điển-Tôn cung kính mở lời: "Thưa Đồng-tử, tôi muốn biết nhờ tu pháp gì mà được làm Phạm-Thiên?"
Đồng-tử đáp: "Bỏ xú uế nơi cõi lòng thì sẽ làm được Phạm-Thiên".
Đại-Điển-Tôn lại hỏi: "Thế nào là xú uế nơi cõi lòng?"
Đồng tử đáp: "Dối trá, ngã mạn, tham lam, sân hận, si mê, ích kỷ, cố chấp, tăng thượng mạn, hận thù, tất cả thứ đó là xú uế. Lòng còn chứa chấp những thứ xú uế đó thì khó có thể tránh khỏi đọa vào địa-ngục, ngạ-quỉ, súc-sanh, chớ đừng nói chi làm được Phạm-Thiên".
Tể tướng Đại-Điển-Tôn nghe xong thầm nghĩ rằng: "Lòng xú uế tai hại như thế. Ngày nào còn ở tại gia thì ngày đó còn vướng bận vợ con nhà vửa, công danh, phú quý, lợi dưỡng, không có phương cách nào dứt sạch xú uế. Chi bằng ta nên xuất gia".
Nghĩ vậy rồi, Đại-Điển-Tôn liền đem ý định xuất gia của mình tâu trình với vua Từ-Bi và các vương quốc lân bang, xin trao trả chức tể tướng để rảnh tay thực hiện chí nguyện xuất gia.
Sau khi nghe Đại-Điển-Tôn tâu, vua và các quốc vương nghĩ rằng: "Hạng Bà-la-môn thường ham bạc vàng, châu báu, gái đẹp. Thế thì nay ta nên mở kho châu báu, tuyển chọn thể nữ trẻ đẹp, rồi mời tể tướng Đại-Điển-Tôn đến để ông ta tùy sở thích chọn lựa. Làm như vậy, chắc Đại-Điển-Tôn sẽ bỏ ý định từ quan xuất gia tu học đạo.
Nhưng nào có ngờ những thứ ấy không làm lay chuyển được lòng kẻ đã quyết tâm tu hành. Đại-Điển-Tôn vẫn khẩn thiết tâu rằng: "Muôn tâu Thánh-thượng! Tấm lòng của Thánh-thượng quá ưu đãi như thế, hạ thần đã được ân mưa móc lắm rồi! Nhưng mong Thánh-thượng rủ lòng thương, để hạ thần được toại nguyện xuất gia tu hành. Chỉ có xuất gia là phương cách tốt nhất để có thể trừ bỏ lòng xú uế".
Vua Từ-Bi cùng với các vị quốc vương khuyên Đại-Điển-Tôn nên đợi bảy năm nữa để các quốc vương có thời gian sắp đặt truyền ngôi cho các vương tử rồi cùng nhau đi xuất gia với Đại-Điển-Tôn luôn một thể. Đại-Điển-Tôn thưa vua: "Thế gian vô thường, mạng người chỉ trong hơi thở, thở ra mà không hít vào thì đã qua đời khác ... Mạng người khó có thể bảo toàn được".
Các quốc vương đều khuyên Đại-Điển-Tôn rằng: "Nếu bảy năm mà khanh cho là lâu thì 6 năm, 5 năm, 4 năm, có được chăng?" Nhưng tể tướng Đại-Điển-Tôn lòng đã quyết, vẫn một mực giữ ý định. Và cứ như thế các quốc vương khất hẹn thời gian giảm ngắn dần cho đến khi khất hẹn chỉ còn đợi đến bảy ngày thôi, để các quốc vương thu xếp rồi cùng đi xuất gia, lúc đó Đại-Điển-Tôn mới chịu đồng ý.